
* Các thiết bị
trên sơ đồ:
- ĐC :
Động cơ
-
CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện.
-
CC1,CC2: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch động lực và mạch điều khiển
-
D: Nút nhấn dừng động cơ.
-
MT: Nút nhấn mở thuận động cơ.
- MN: Nút nhấn mở ngược động cơ.
- T, N Các công tắc tơ khống chế chiều quay động cơ.
- RN: Rơ re nhiệt bảo vệ quá tải cho động
cơ.
* Nguyên lý hoạt
động:
-Đóng
CD cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn nút MT, công tắc tơ
T có điện, đóng tiếp điểm thường mở T(3-4) để tự duy trì nguồn cấp cho cuộn dây
công tắc tơ T, đồng thời mở tiếp điểm thường đóng T(7-8) tránh sự tác động đồng
thời của công tắc tơ N.
-Đồng
thời các tiếp điểm thường mở T ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ
quay theo chiều thuận.
-Muốn
động cơ quay theo chiều ngược ấn nút MN, công tắc tơ N có điện đóng tiếp điểm
thường mở N(6-7) để tự duy trì nguồn cấp cho cuộn dây công tắc tơ, đồng thời mở
tiếp điểm thường đóng N(4-5) tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ
T.
-Đồng
thời các tiếp điểm thường mở N ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ
quay theo chiều ngược lại.
-Muốn
dừng động cơ, ấn nút D, công tắc tơ T (hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra
khỏi nguồn và dừng tự do.
- Nếu như động cơ bị sự cố thì
được bảo vệ quá tải bằng rơ le nhiệt, có đầy đủ đèn báo tín hiệu, chế độ làm
việc của mạch điện, yêu cầu có khóa chéo để tránh làm hư hỏng động cơ khi thực
hiện đảo chiều.
Nguyễn Thái Thương