TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN LỰA CHỌN TỤ BÙ CÔNG SUẤT
PHẢN KHÁNG CHO PHỤ TẢI
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Mục đích:
Hệ số công
suất là gì và ý nghĩa của nó? Tại sao ta lại nên nâng cao hệ số công suất cos
phi (cosφ)
Hệ số công
suất cosφ là một chỉ tiêu để đánh giá xí nghiệp dùng điện có hợp lý và tiết
kiệm điện hay không.
* Các định
nghĩa về hệ số công suất cosφ
1) Hệ số công
suất tức thời là hệ số công suất tại một thời điểm nào đó, đo được nhờ dụng cụ
đo cosφ hoặc nhờ các dụng cụ đo công suất, điện áp và dòng điện:
cosφ =
P/(√3UI)
Do phụ tải
luôn luôn biến động nên cosφ tức thời cũng luôn luôn biến đổi theo, vì thế cosφ
tức thời không có giá trị trong tính toán.
2) Hệ số công
suất trung bình là cosφ trung bình trong một quãng thời gian nào đó (1 ca, 1
ngày đêm, 1 tháng v.v…):
cosφtb =cosarctg
(Qtb/Ptb)
Hệ số
cosφ(tb) được dùng để đánh giá mức độ sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý của
xí nghiệp.
3) Hệ số công
suất tự nhiên là hệ số công suất cosφ trung bình tính cho cả năm khi không có
thiết bị bù. Hệ số cosφ tự nhiên được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ
số công suất và bù công suất phản kháng.
2. Yêu cầu:
* Ý nghĩa của
việc nâng cao hệ số công suất cosφ
Hệ số công
suất cosφ được nâng lên sẽ đưa đến những hiệu quả sau đây:
- Giảm được
tổn thất công suất trong mạng điện. Tổn thất công suất trên đường dây được tính
như sau:
∆P=
(P2+Q2)/U2R= P2/U2R+Q2/U2R=∆P(P) +∆Q(Q)
khi giảm Q
truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất công suất
∆Q(Q) do Q gây ra.
- Giảm được
tổn thất điện áp trong mạng điện. Tổn thất điện áp được tính như sau:
∆U=
(PR+QX)/U= P/U R+Q/U X=∆U(P)+∆U(Q)
khi giảm Q
truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất điện áp
∆U(Q) do Q gây ra.
- Tăng khả
năng truyền tải của đường dây và máy biến áp. Khả năng truyền tải của đường dây
và máy biến áp phụ thuộc vào điều kiện phát nóng, tức phụ thuộc vào dòng điện
cho phép của chúng. Dòng điện chạy trên đường dây và máy biến áp được tính như
sau:
I=
√(P2+Q2) / (√3U)
Biểu thức này
chứng tỏ rằng với cùng một tình trạng phát nóng nhất định của đường dây và máy
biến áp (tức I = const) chúng ta có thể tăng khả năng truyền tải công suất tác
dụng P của chúng bằng cách giảm công suất cống suất phản kháng Q mà chúng phải
tải đi.
Ngoài ra việc
nâng cao hệ số công suất cosφ còn đưa đến hiệu quả là giảm được chi phí kim
loại mầu, góp phần làm ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của máy phát
điện v.v…
II. Trình tự các bước thiết kế tủ tụ bù công suất phản kháng:
1. Khảo sát thực tế:
2. Tính toán các phương án bù
3. Thiết kế, lập dự toán
4. Triển khai thi công
III. Bài toán ứng dụng: Tính toán, lắp đặt bộ tụ bù CSPK theo yêu
cầu sau:
1. Liệt kê công suất thiết bị trạm bơm trung chuyển đường số 4, 7 KCN
Hòa Khánh:
STT
|
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Điện áp
|
Pđm
(kW)
|
Pđmå
(kW)
|
cosφ/tgφ
|
|
Tổng
|
|
|
|
81
|
|
1
|
Máy bơm chìm nước thải Q=120m3/giờ, cột áp
H=24m, công suất điện 22kW
|
2
|
0,38
|
22
|
44
|
0,7/1,02
|
2
|
Máy bơm chìm nước thải Q=320m3/giờ, cột áp H=35m, công
suất điện 37kW
|
1
|
0,38
|
37
|
37
|
0,7/1,02
|
2. Tính toán lựa chọn bộ tụ bù cho trạm bơm:
- Hệ số công suất cosj
trước khi bù: cosj1=
0,7.
- Công suất
cần bù cho phân xưởng để nâng hệ số công suất từ cosj1 lên cosj2:
Qb= På*(tgj1
- tgj2)
Với cosj2 = 0,9 ÷ 0,95 hệ
số công suất do điện lực quy định hộ tiêu thụ phải đạt được, chọn cosj2
= 0,9 Þ
tgj2
= 0,484
På
= 81 (kW)
Vậy dung lượng bù cho trạm bơm:
Qb=
På*(tgj1
- tgj2)
= 81*(1,02 – 0,484)= 43,4 kVA.
Chọn
bù công suất phản kháng cho trạm bơm với Qb= 40kVA
Chọn
dùng 04 bộ tụ 3 pha, công suất mỗi bộ 10kVAr, đấu song song, các bộ tụ bù được
điều khiển bằng bộ tụ bù 4 cấp, mỗi cấp được đóng, cắt và điều khiển bằng 01
aptomat 3 pha và 01 congtactơ 03 pha 30A. Trong tủ bù có đặt bóng đèn làm điện
trở phóng điện.
Dòng
điện tính toán của mỗi bộ tụ:
Itt1tụ
= Stttụ /(
Uđm) = 10 /(
*0,38) = 15,2 (A)
3. Chọn Aptomat tổng cho tủ bù:
Điều kiện chọn: Iđmbộtụ ³ Ittbộtụ = 4*15,2=
60,8 (A)
Chọn
Aptomat 03 pha 75A.
4. Chọn Aptomat bảo vệ từng bộ tụ bù:
Điều kiện chọn: Iđmtụ ³ Itttụ = 15,2
(A)
Chọn
04 Aptomat 03 pha 30A.
5. Chọn dây dẫn từ tủ điện tổng đến tủ bù:
Điều
kiện chọn: K1K2Icp ³ Ittbù
Với K1= 0,95: hệ số
hiệu chỉnh về nhiệt độ môi trường xung quanh.
K2= 0,8: hệ số hiệu chỉnh về số
sợi cáp cùng đặt trong hầm cáp (3 dây pha + 1 trung tính).
Vậy: Icp ³ Ittbù/(K1K2) = 60,8/(0,95*0,8)
= 80 (A)
Tra bảng chọn cáp đồng CVV-(3x25+1x16)-0,6/1kV
có Icp=103 (A).