Mới đây, Nghị quyết
TW7 khóa 12 đưa ra 5 vấn đề, trong đó khẳng định “Cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị”. Rồi Nghị quyết nhấn mạnh “Đánh giá chính xác
nhân sự được quy hoạch, giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào cấp chiến lược”. Để làm
tốt công tác cán bộ không thể xem nhẹ nguyên tắt tự phê bình và phê bình. Bởi
vì thực tế
tồn tại một số tổ chức đảng, người có nhiều ưu điểm chưa được động viên khen
thưởng thỏa đáng; trái lại, người nhiều khuyết điểm nhưng vẫn được đánh giá là
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng, đưa vào quy hoạch cấp ủy, các
chức danh lãnh đạo, quản lý, được bổ nhiệm, luân chuyển hay giới thiệu ứng cử
chức vụ cao hơn. Như vậy là chưa gắn tự phê bình và phê bình với các khâu của
công tác tổ chức cán bộ. Hơn nữa Nghị quyết TW7 cũng nêu rõ không có “Vùng cấm”
trong công tác cán bộ, là tạo điều kiện để đấy mạnh tự phê bình và phê bình theo như TS
Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên
Trung ương trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói VN thì để tự phê bình và phê
bình có hiệu quả, phải không có “vùng cấm” trong nội bộ của Đảng. Nghĩa là mọi
cán bộ và đảng viên, ai, ở đâu và làm gì cũng phải thực hiện việc này.
Nói như vậy cho thấy
tự phê bình và phê bình là việc phải làm để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
mọi cấp. Qua phê bình và tự phê bình mọi người thấy được những mặt mạnh, mặt yếu
của chính bản thân mình; mặt mạnh thì ra sức củng cố, phát huy; mặt yếu kém thì
tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục sửa chữa nhằm thực hiện nhiệm vụ
được giao của năm sau tốt hơn. Từ đó có đoàn kết, có thống nhất, làm cho tập thể
mạnh lên.
Nhưng cũng cần
nhìn nhận rằng để thực hiện tốt Tự phê bình và Phê bình là một nhiệm vụ khó đối
với mỗi đảng viên. Bởi vì thực trạng được tổng kết qua các kỳ đại hội Đảng cho
thấy việc
tự kiểm điểm còn nặng tính hình thức qua loa, chiếu lệ, tự phê bình và phê bình
chưa tự giác, chưa gương mẫu và thiếu quyết tâm thực hiện. Một số cán bộ, đảng
viên tính chiến đấu yếu, còn tư tưởng nể nang, né tránh, “dĩ hòa vi quý”. Trong
Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ tính chiến đấu trong tự phê bình và phê
bình của cán bộ, đảng viên còn yếu: “Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng
nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến; một số cán bộ, đảng viên
chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những
hạn chế, khuyết điểm trong công việc được giao”.
Trước thực trạng
trên, Cấp ủy Chi bộ 4 Trung tâm Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đà Nẵng xác
định cần có giải pháp cụ thể để tăng cường chất lượng nguyên tắc Tự phê bình và
Phê bình trong Chi bộ, đã đưa vào kế hoạch hoạt động năm. Theo đó, giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng nhóm đảng viên thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng chuyên đề để
đưa vào sinh hoạt định kỳ.

Trong đợi sinh hoạt định
kỳ tháng 5 của Chi bộ 4, đồng chí Đặng Thắng – đảng viên đang sinh hoạt tại chi
bộ đã thay mặt nhóm trình bày tham luận với Chuyên đề: Nâng cao công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên trong
thực thi nhiệm vụ

Sau phần trình bày của
đồng chí Đặng Thắng, các đảng viên trong Chi bộ đã cùng phân tích, góp ý sôi nổi,
đề ra các giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục đưa nội dung Tự phê
bình và Phê bình vào sinh hoạt chi bộ để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguyên tắc này. Quán triệt toàn Chi bộ hiểu rõ phê bình và tự phê bình là để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, đồng thời đấu
tranh với những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, góp phần tạo uy tín, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Hai là: cán bộ lãnh đạo, quản lý phải
là những người gương mẫu, đi đầu trong tự phê bình và phê bình, mà
ở đây là cấp ủy, Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng/ban. Thấm nhuần lời dạy của
Bác
“Muốn tự phê
bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp nhất là cấp cao phải noi gương trước". Cụ thể cần tự giác và có kế họach, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những
yếu kém, khuyết điểm. Luôn
tuân thủ nguyên tắc Tập trung dân chủ của Đảng. Kiên quyết đẩy lùi chủ nghĩa cá
nhân.
Ba là: đổi mới nội dung
và hình thức tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên như
sau:
1. Phê bình phải
đúng quy trình, phương pháp, nghiêm túc, không thêm cũng không bớt và phải căn
cứ vào sự việc có thật để nhận xét, đánh giá và phân tích, có lý, có tình, mềm
dẻo, khéo léo về cách thức để người có khuyết điểm nhận thấy khuyết điểm của
mình, có thái độ đúng đắn trong tiếp thu phê bình, sửa chữa khuyết điểm. Phải
xuất phát từ động cơ đúng đắn; phải công khai trực tiếp nói ý kiến của mình; phải
đảm bảo tập trung dân chủ.
2. Mỗi đảng viên
nêu cao ý thức trách nhiệm, dũng cảm trong tự phê bình và phê bình, góp phần từng
bước nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
3. Lấy kết luận
năm trước về ưu/khuyết điểm của từng đảng viên để tập thể cho ý kiến: khuyết điểm
có được khắc phục không và khuyết điểm mới (nếu có) là gì để bổ sung. Bên cạnh
đó lấy kết quả hoạt động chuyên môn đã được Hội đồng TĐKT đánh giá hàng tháng để
tham khảo, nhìn nhận.
4. Mỗi đảng viên tự
giác nêu lên khuyết điểm một cách thực chất, tuyệt đối không nêu những khuyết
điểm mang tính chung chung, hình thức như “Tính còn nóng nảy; đôi lúc chậm trễ
…. Đừng phải suy nghĩ nêu lên cho được 01 khuyết điểm (“vì người ai không có lỗi”)
mà trong trường hợp đó mỗi đảng viên hãy nêu lên những mục tiêu, những khó khăn
gặp phải trong công tác, trong đời sống xã hội mà sự nổ lực bản thân chưa đáp
được yêu cầu, xem đây là khuyết điểm, tồn tại để phấn đấu …
(Đặng Thắng - đảng viên Chi bộ 4)