A. GIỚI
THIỆU CHUNG
Hệ thống máy phát điện dự phòng được thiết kế
để hoạt động hoàn toàn tự động.
Hệ thống máy phát điện được thiết kế với công
suất dự phòng là 80% công suất phụ tải tối đa .
Hệ thống gồm có những thiết bị chính như sau
:
Stt
|
Tên thiết
bị
|
Thông số KT
|
Số lượng
|
1
|
Cụm máy phát điện hiệu FG-Wilson
|
800 KVA
|
02 cụm
|
2
|
Bộ điều khiển hòa đồng bộ ( gắn theo máy)
|
6200 series
|
02 bộ
|
3
|
Bộ ATS hiệu SOCOMEC
|
3150 A
|
01 bộ
|
4
|
Máy cắt không khí (ACB) hiệu LG
|
1250 A
|
02 cái
|
5
|
Tủ điện điều khiển chính
|
|
01 cái
|
6
|
Tủ điện ACB
|
|
01 cái
|
7
|
Hệ thống tiêu âm máy và phòng máy
|
|
|
Nguyên lý làm việc :
Chức năng chính của hệ thống:
-
Cung cấp nguồn dự phòng cho công trình khi có các sự
cố về nguồn điện như :
-
+ Mất điện lưới;
-
+ Sự cố tụt áp, mất pha điện lưới.
-
Tự động chuyển từ nguồn máy phát qua nguồn điện lưới
khi nguồn lưới phục hồi.
-
Ở chế độ dùng nguồn máy phát, khi công suất phụ tải
quá tổng công suất máy phát thì tự động sa thải bớt phụ tải theo mức ưu tiên
hoặc do lựa chọn.
Chức năng máy phát :
-
Tự động khởi động máy phát khi có tín hiệu yêu cầu
-
Tự động hòa đồng bộ 2 máy phát khi chạy song song
-
Điều chỉnh công suất, chạy và dừng từng máy theo
công suất phụ tải
Chức năng của bộ ATS :
-
Tự động chuyển đổi nguồn điện từ điện lưới qua máy
phát và ngược lại
Chức năng của máy cắt không khí và bộ đo công
suất :
-
Xác định công suất thực tế của phụ tải và điều khiển
sa thải phụ tải khi công suất lớn hơn công suất nguồn máy phát.
B. QUY TRÌNH VẬN HÀNH
I/ KIỂM TRA TRƯỚC KHI CHẠY
MÁY:
Kiểm tra tổng quát:
Xem xung quanh máy có gì bất thường không, có vật lạ nào nằm trên hoặc gần máy
không. Xem động cơ có rò rỉ không. Xem dây điện có đứt hoặc chạm chập…
Kiểm tra mực nước
làm mát: Mở nắp két nước ra, nhúng ngón trỏ xuống nếu chạm mực nước thì đủ nước
nếu không phải châm thêm và kiểm tra rò rỉ.
Kiểm tra mực nhớt
động cơ: Tại vị trí cây thăm nhớt, rút ra và lau sạch bằng giẻ sạch, sau đó
nhúng vào không vặn, rút ra kiểm tra mực nhớt phải nằm ở khoảng giữa mức cao
(Chữ H) và mức thấp ( chữ L), nếu không phải châm thêm nhớt và kiểm tra rò rỉ.
Kiểm tra dây đai:
Kiểm tra độ căng bằng cách đè tay vào dây đai quạt và dây đai dynamo, nếu bị
chùng lại thì phải điều chỉnh ngay và kiểm tra bạc đạn và độ rơ bạc đạn.
Kiểm tra mực dầu:
Chắc chắn rằng nhiên liệu đủ vận hành trong thời gian ít nhất là 8 giờ.
Kiểm tra phần khởi
động: Kiểm tra mực dung dịch trong bình ắc qui có ở mức cao không, nếu không
phải châm thêm, trong trường hợp cần thiết thì test tình trạng bình ắc qui bằng
thiết bị chuyên dụng. Kiểm tra dây nối được xiết chặt chưa, nếu không phải xiết
chặt lại.
Kiểm tra đường gió
vào, gió ra để đảm bảo giải nhiệt, không bị che chắn bởi các vật dụng khác.
Kiểm tra hệ thống phụ tải: Phải ngắt phụ tải trước khi máy chạy để tránh hư hại
thiết bị khi mà tần số và điện áp chưa ổn định ( trường hợp vận hành bằng tay)
Trường hợp máy chạy chế độ tự động :
thường xuyên thực hiện các bước như trên để đảm bảo máy luôn sẵn sàng.
Chú ý : khi tiến hành kiểm tra các chi tiết bên trong
vỏ máy phát cần bật công tắc điều khiển máy phát về vị trí OFF ( vị trí số 1)
hoặc nhấn nút dừng khẩn cấp để tránh trường hợp máy tự động hoạt động khi có
người đang kiểm tra.
II/ VẬN HÀNH:
1. Vận hành trên bảng điều khiển máy phát:
Trên mỗi máy phát điện có 1 bảng điều khiển cho phép vận hành máy theo
các chức năng cài đặt sẵn của nhà máy.
Máy phát điện được vận hành bằng cách bật công tắc điều khiển ( nằm
chính giữa bảng điều khiển) tới các vị trí tương ứng với chế độ cần chạy :
Vị trí công tắc điều khiển
|
Chế độ vận hành
|
Mô tả
|
1
|
Tắt máy
|
Dừng máy
|
2
|
Tự động
|
Máy phát chạy tự động theo tín
hiệu ATS hoặc tín hiệu từ tủ điện chính
|
3
|
Kiểm tra
|
Chạy kiểm tra máy ( không tải)
|
4
|
Chạy tay
|
Chạy tay ( thao tác bằng tay
ngay tại máy) |
Các thao tác trên màn hình hiển
thị và cài đặt trên bảng điều khiển máy : xem sổ tay hướng dẫn vận hành của nhà
sản xuất.
2. Vận hành trên tủ điện chính :
Tủ điện chính thực hiện các chức năng điều
khiển máy phát điện tự động hoặc bằng tay theo các chế độ có thể lựa chọn trực
tiếp bằng các công tắc trên tủ.
Khi vận hành trên tủ điện chính thì phải
chuyển công tắc lựa chọn trên bảng điều khiển của máy phát về vị trí số 2
Các chế độ vận hành trên
tủ điện chính
Công tắc lựa chọn
|
Vị trí
công tắc
|
Chế độ vận hành
|
Mô tả
|
Ghi chú
|
ATS
|
Auto
|
Tự động
|
Tự động chuyển nguồn từ lưới qua máy phát và ngược lại
|
|
Off
|
Không tác động
|
Giữ nguyên trạng thái ATS
|
|
Man
|
Vận hành tay
|
Lựa chọn nguồn lưới hay nguồn máy phát bằng tay ( Bằng
công tắc “Select Power Supply”)
|
|
Select Power Supply
|
Main
|
Nguồn lưới
|
ATS chuyển sang vị trí cấp nguồn lưới
|
|
Off
|
Không tác động
|
Giữ nguyên trạng thái ATS
|
|
Gen
|
Nguồn máy phát
|
ATS chuyển sang vị trí cấp nguồn máy phát
|
|
GE Operation Mode
|
Auto
|
Tự động
|
Máy phát vận hành tự động theo tín hiệu ATS
|
|
Man
|
Chạy tay
|
Vận hành máy phát bằng nút nhấn ( Manual Mode)
|
|
Select Prime GE
|
GE1
|
Ưu tiên máy 1
|
Ở chế độ tự động sẽ ưu tiên máy 1 chạy trước
|
GE Operation Mode –
Auto
|
GE2
|
Ưu tiên máy 2
|
Ở chế độ tự động sẽ ưu tiên máy 2 chạy trước
|
GE Operation Mode –
Auto
|
Manual Mode – GE1
|
Start
|
Khởi động
|
Khởi động máy phát số 1
|
GE Operation Mode –
Man
|
Stop
|
Dừng
|
Dừng máy phát số 1
|
Manual Mode – GE2
|
Start
|
Khởi động
|
Khởi động máy phát số 2
|
GE Operation Mode –
Man
|
Stop
|
Dừng
|
Dừng máy phát số 2
|
ACB Operation Mode
|
Auto
|
Tự động
|
Đóng cắt ACB theo tín hiệu công suất phụ tải ( Ở chế độ
nguồn máy phát)
|
|
Man
|
Tay
|
Đóng cắt ACB bằng tay
|
|
Manual Mode – ACB1
|
Open
|
Cắt
|
Cắt ( mở) ACB 1
|
ACB Operation Mode - Man
|
Close
|
Đóng
|
Đóng ACB 1
|
Manual Mode – ACB2
|
Open
|
Cắt
|
Cắt ( mở) ACB 2
|
ACB Operation Mode - Man
|
Close
|
Đóng
|
Đóng ACB 2 |
Các thao tác cài đặt thông số
trên bộ điều khiển ATS : xem sổ tay hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất.
3. Dừng máy khẩn cấp :
Trong trường hợp có sự cố cần dừng máy khẩn
cấp, nhấn nút dừng khẩn cấp màu đỏ trên bảng điều khiển của từng máy.
III/ TRƯỜNG HỢP MÁY KHÔNG
VẬN HÀNH THƯỜNG XUYÊN:
Trong trường hợp máy không vận hành thường
xuyên thì mỗi tuần nên vận hành định kỳ không tải hoặc có tải 10 phút để kiểm
tra tình trạng máy, bôi trơn máy, tránh nước và nhớt đóng cấu cặn, duy trì tuổi
thọ và tình trạng máy.
C. BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG
I/ LỊCH BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ:
Thực hiện theo lịch bảo trì trong sổ tay
hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra thực hiện định kỳ các công việc theo như
bảng dưới đây:
A: Kiểm tra ở 50 giờ đầu
B: Kiểm tra mỗi ngày hoặc mỗi 8 giờ
C: Kiểm tra mỗi tuần
D: Kiểm tra mỗi 250 giờ hoặc 6 tháng
E: Kiểm tra mỗi 400 giờ hoặc 12 tháng
F: Kiểm tra mỗi 2000 giờ hoặc 2 năm
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
F
|
Kiểm tra
|
√
|
√
|
|
|
|
|
Kiểm tra mực nước giải nhiệt
|
|
√
|
|
|
|
|
Kiểm tra rò rỉ nước và nhớt
|
√
|
|
|
|
|
√
|
Kiểm tra nồng độ nước giải nhiệt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
√
|
|
|
|
|
Kiểm tra tình trạng dây đai dynamo
sạc
|
√
|
|
|
|
√
|
|
Kiểm tra độ căn dây đai dynamo sạc
|
|
|
|
|
√
|
|
Kiểm tra bánh đà bơm nước giải nhiệt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
√
|
|
|
|
Xả kiểm tra nước từ lọc tách
nước(kiểm tra sớm hơn nếu dầu của bạn bị nhiễm bẩn)
|
|
|
|
|
√
|
|
Làm sạch cặn cho khoang bơm dầu
|
|
|
|
|
√
|
|
Thay mới lọc tách nước và lọc dầu
|
|
|
|
|
|
√
|
Đảm bảo bộ phận phun đã được kiểm tra
|
|
|
|
|
|
|
|
|
√
|
|
|
|
|
Kiểm tra mực nhớt
|
|
√
|
|
|
|
|
Kiểm tra áp suất nhớt ở đồng hồ đo
|
|
|
|
√
|
|
|
Thay nhớt động cơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
√
|
|
Làm sạch hoặc thay mới lọc gió
|
|
|
|
|
|
√
|
Thay mới hệ thống ống thông hơi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
√
|
|
Thay mới lọc gió nếu bộ hiển thị báo
sớm
|
|
|
|
|
|
√
|
Thay mới lọc gió thứ cấp nếu cũ
|
|
|
|
|
√
|
|
Kiểm tra sự cố định của động cơ
|
|
|
|
|
√
|
|
Kiểm tra tất cả các gối đỡ và mối nối
|
|
|
|
|
|
|
|
√
|
|
|
|
|
√
|
Chắc chắn các van động cơ được kiểm
tra, chỉnh lại nếu cần thiết
|
|
|
|
|
|
√
|
Kiểm tra cánh quạt và bộ phận áp lực
của turbocharger
|
|
|
|
|
|
√
|
Kiểm tra dynamo sạc, mô tơ đề...
|
|
|
|
|
√
|
|
Kiểm tra tình trạng bộ giảm rung
cốt máy |
II/ BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA
Bảo dưỡng chung
- Thay nhớt máy và lọc nhớt định kỳ sau mỗi
250 giờ hoạt động. Loại nhớt sử dụng là loại có độ nhớt theo tiêu chuẩn 15W-40.
- Thay lọc nhiên liệu và lọc nước định kỳ 250
giờ hoặc 6 tháng một lần tùy theo cái nào đến trước.
- Thay lọc gió hàng năm
- Khi máy có cảnh báo hoặc
sự cố cần kiểm tra nguyên nhân hoặc liên hệ với nhà cung cấp để được giải
quyết.
Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:
» Rò rỉ
» Đường dầu và khớp nối
» Cặn thùng dầu và lọc dầu
» Ống thông hơi thùng dầu trung gian
Kiểm tra hệ thống nhớt bơi trơn:
» Rò rỉ
» Áp lực nhớt
Kiểm tra hệ thống làm mát:
» Rò rỉ
» Nghẽn nghẹt gió thổi qua két nước
» Ống mềm và khớp nối
» Tình trạng và độ căng dây curoa
» Tình trạng cánh quạt gió
» Ổ quay cánh quạt pulli
dẫn động và bơm nước
Kiểm tra và bơm mỡ (Loại mỡ chuyên dùng):
» Bạc đạn gối đỡ cánh quạt
» Tay địn
trục pulli trung gian cánh quạt
» Giá đỡ mặt trước động cơ
» Bạc đạn đầu phát
Vệ sinh két nước (làm cho giải nhiệt tốt hơn):
» Bên ngoài két nước
» Xúc rửa bên trong két nước
» Kiểm tra hệ thống nạp khí
» Rò rỉ
» Bộ báo nghẹt lọc gió
» Ống cứng, ống mềm và khớp nối
» Làm sạch Ống thông hơi
buồng nhớt máy
Kiểm tra hệ thống nạp khí:
» Rò rỉ
» Bộ báo nghẹt lọc gió
» Ống cứng, ống mềm và khớp nối
» Làm sạch Ống thông hơi
buồng nhớt máy
Kiểm tra hệ thống khí xả:
» Rò rỉ
» Độ nghẽn nghẹt khí xả
» Ống cứng, ống mềm và khớp nối
» Làm sạch Ống thông hơi buồng nhớt máy
» Lực siết vit bắt cuộn
góp xả
Kiểm tra phần liên kết động cơ:
» Tiếng lạ
» Rung động không bình thường
» Bánh quay giảm rung
» Khe hở dọc trục khuỷu
» Xiết chặt các loại bulong,
vit bắt
Kiểm tra hệ thống điện:
» Hệ thống sạc bình
» Mực dung dịch điện môi và tỷ trọng
» Dây curoa máy phát điện sạc bình
» Làm sạch đầu cảm biến tốc độ
» Máy phát sạc bình
» Máy khởi động điện
Kiểm tra và cân chỉnh hệ thống cảnh báo và an toàn:
» Nhiệt độ nước cao
» Áp lực nhớt thấp
» Mực nước thấp
» Dừng khẩn cấp
» Vượt tốc/ Thấp tốc
» Quá áp/Thấp áp
Kiểm tra đầu phát điện chính:
» Độ nghẽn nghẹt đường gió vào gió ra
» Dây quấn và mối nối
» Hệ thống kích từ
» Cách điện cuộn dây chính và cuộn dây kích
từ
» Kiểm tra MCCB chính
» Kiểm tra cáp điện phân phối và mối nối
Phòng Cơ điện